Bài 20 – Viết bài tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội

Bài 20 – Viết bài tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội

Hướng dẫn

Đề bài: Suy nghĩ của em về tấm gương một người không chịu khuất phục số phận.

DÀN Ý

a) Mở bài:

Giới thiệu tấm gương không chịu khuất phục số phận là ai? Có gì đặc biệt về nghị lực vượt lên số phận.

b) Thân bài:

Nêu những suy nghĩ của em

Đưa ra những sự việc thể hiện phẩm chất và nghị lực vượt lên số phận, vượt lên khó khăn của con người đó.

Nêu những suy nghĩ của em về những phẩm chất và nghị lực phi thường vừa nói.

Nêu những bài học rút ra được từ tấm gương của con người được giới thiệu.

c) Kết bài:

Ý nghĩa và tác động của những tấm gương qưyết tâm vượt lên số phận đối với cuộc sổng, con người và bản thân em.

Đề bài: Bàn về tình bạn, nhà văn Ni-cô-lai ô-xtơ-rốp-xki có nói: “Tình bạn trước hết phải chân thành, phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa sai lầm”.

Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?

Bài tham khảo

Bạn về có nhớ ta chăng,

Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời.

Trăng lên khỏi núi mặc trăng,

Tình ta với bạn khăng khăng một niềm.

Nhân dân ta đã có không ít những câu ca dao rất hay nói về tình bạn. Bởi vì trong cuộc sống, ngoài tình cảm của gia đình, thì tình bạn là tình cảm sớm có ở mỗi người, ai cũng có bạn. Tình bạn là một nhu cầu không thể thiếu ở con người. Nhưng cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau về tình bạn. Tôi rất đồng ý với quan niệm của nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rốp-xki: “Tình bạn trước hết phải chân thành, phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa sai lầm”.

Xem thêm:  Bài 24 - Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Đó là một quan niệm đúng đắn về tình bạn, một tình cảm đẹp đẽ và cao quý. Trước hết tình bạn cần nhất sự chân thành. Phải chân thành mới giữ được tình bạn bền vững. Không thể có tình bạn lâu dài nếu như trong tình bạn có sự giả dốì. Có sống chân thành với bạn, chúng ta mới tin nhau, thổ lộ hết những băn khoăn, vướng mắc trong cuộc sông, những nguyện vọng thầm kín nhất cho nhau biết. Nhờ đó trở thành tri kỉ, không thể xa rời nhau, luôn tin cậy nhau, giúp đỡ nhau vượt muôn ngàn gian khó trong cuộc sông, đó là một tình bạn đẹp nhất.

Chân thành trong tình bạn là không tính toán, vụ lợi khi hết bạn. Tìm đến kết thân là nhu cầu trong sáng của tình cảm khi ta cảm thấy người đó có những ý nghĩ, cư xử hợp với ta, và kết bạn là để bày tỏ tình cảm, để cho chứ không để đòi hỏi. Đòi hỏi sẽ dẫn người ta đến những tính toán lợi dụng. Sự lợi dụng nhất định sẽ đến một lúc nào đó sẽ lộ ra, đến thế thì còn giữ được sự tôn trọng của bạn đốì với ta chăng? Sớm muộn rồi tình bạn sẽ tan vỡ. Ta không chỉ mất bạn mà đánh mất cả chính mình.

Chân thành với bạn còn là sự quan tâm đến bạn. Có lẽ nào khi bạn gặp phiền muộn ta lại bỏ mặc bạn? Có lẽ nào khi bạn đạt được thành tích ta lại ghen tị? Giúp bạn khi bạn gặp khó khăn, động viên bạn khi bạn đau buồn là chất keo gắn kết những người bạn.

Tình bạn tri kỉ thường chỉ nảy sinh giữa hai ba người với nhau. Nhưng như vậy không có nghĩa là ta sẽ tách khỏi tập thể để tình bạn không bị hòa tan trong số đông. Tình bạn sẽ đẹp hơn lên nếu như ta biết kết hợp tình bạn thân thiết với quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi. Mỗi nhóm bạn với tình bạn đẹp giống như những tế bào khỏe mạnh cùng nhau tạo nên một tập thể vững mạnh.

Xem thêm:  Bài 26 - Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Chơi thân với nhau không vì tình cảm mà bỏ qua cho bạn những sai lầm. Ta phải nghiêm chỉnh phê bình những sai lầm của bạn, giúp bạn sửa chữa sai lầm. Có như vậy tình bạn mới bền chặt. Có thể sự phê bình của ta lúc đầu làm bạn phật ý mà xa lánh ta. Đừng vội lo lắng. Nếu ý kiến ta đúng thì khi nỗi giận đã nguôi, bạn sẽ hiểu ra lẽ phải, sẽ nhận ra sự chân thành của ta. Tình bạn qua thử thách đó sẽ đẹp hơn lên. Cũng có thể gặp người bạn đã vì sự phê bình thẳng thắn mà vĩnh viễn xa ta, cũng không nên vì thế mà quá đau buồn. Buồn đâ’y, nhưng ta cũng kịp nhận ra đó phải chăng là tình bạn chân chính? Liệu có đáng nuối tiếc tình bạn đó không? Hãy xem thất bại đó như một bài học giúp mình chọn bạn tốt hơn.

Phê bình là cần thiết, nhưng cũng phải có phương pháp khéo léo mới có hiệu quả. Trước hết phê bình phải xuất phát từ tình yêu thương bạn, vì bạn, chứ không vì thỏa mãn vài ấm ức nhỏ mọn mà nói cho hả. Cũng không nên đòi hỏi bạn phải tiến bộ ngay mà nôn nóng, gay gắt trong phê bình. Dù đó là thiện ý cũng không tránh khỏi làm bạn tự ái mà khó nhận lỗi. Cách góp ý tốt nhất là nhẹ nhàng phân tích có tình có lí. Cũng có thể tranh luận cởi mở sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân dẫn đến bạn sai lầm. Tìm được nguyên nhân cản bệnh sẽ tìm được cách trị bệnh. Giúp bạn sửa chữa càng cần sự kiên nhẫn, nhất là đối với sai lầm đã trở thành thói quen xấu. Sự kiên nhẫn gần gũi của ta sẽ xóa đi mặc cảm tội lỗi, gạt bỏ cảm giác lẻ loi giữa tập thể, giúp bạn tự tin mà tiến bộ dần lên.

Xem thêm:  Bài 34 - Tổng kết phần Văn học (tiếp theo)

Trong cuộc sống, không thiếu những người vì nể bạn, hoặc một chút mềm lòng vì nặng tình mà bỏ qua khuyết điểm của bạn, thậm chí bao che cho những tội lỗi bạn mắc phải. Những kiểu bạn bè như thế không tránh khỏi bị trả giá đau xót. Bởi sự bao che của ta dễ làm cho bạn dựa vào đó chối bỏ sự giáo dục đúng đắn, lún sâu vào sai lầm. Trong xã hội phức tạp hiện nay cũng không hiếm những “tình bạn” vụ lợi, thực chất đó đâu phải tình bạn, chỉ là sự “móc ngoặc” để làm ăn bất chính, bên nào cũng chỉ vì lợi ích của mình, đến lúc quyền lợi bị va chạm, hoặc âm mưu bại lộ, bát lợi cho bản thân, kẻ nhanh chân tháo chạy sẽ không từ một thủ đoạn nào đổ tội cho kẻ kia để thoát thân. Mốì quan hệ đó cần phải lên án, không để họ nhân danh tình bạn làm mất ý nghĩa cao quý của hai chữ “tình bạn”.

Em cũng có một tình bạn, tuy chưa được hoàn hảo lắm, nhưng chúng em vẫn đang làm theo lời khuyên của Ni-cô-lai Ô-xtơ-rốp-xki, nhà văn – người bạn lớn của bao thế hệ thanh niên ta. Và chúng em tin rằng, tình bạn từ thuở ấu thơ sẽ lớn lên theo tuổi chúng em và sẽ ngày càng trong sáng hơn.

(Học sinh Lê Hồng Hạnh)

Mai Thu