Bài 11 – Câu ghép
Hướng dẫn
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP
Trả lời câu hỏi 1: Câu có một cụm chủ – vị:
“Mẹ tôi âu yếm… dài và hẹp”.
Trả lời câu hỏi 2: Câu có nhiều cụm chủ – vị không bao nhau.
“Con đường này… thấy lạ.”
Trả lời câu hỏi 3: Câu có cụm chủ – vị nhỏ nằm trong cụm chủ – vị lớn.
“Tôi quên thế nào dược… bầu trời quang đãng”.
(Câu này có hai cụm chủ – vị nhỏ làm phụ ngữ cho động từ quên và động từ nảy nở.)
Ba câu hỏi trên nhằm phân biệt câu có một cụm chủ – vị, câu có nhiều cụm chủ – vị không bao nhau, câu có nhiều cụm chủ – vị bao nhau (cụm nhỏ nằm trong cụm lớn).
Câu hỏi 4: nhằm nhận biết câu ghép có hai hoặc nhiều cụm chủ – vị không bao nhau. Dựa vào bảng kết quả phân tích ba câu hỏi trên để trả lời.
Ghi nhớ:Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
II. CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU
1. Còn có các câu (1), (3), (7) là câu ghép. Câu (4) là câu đơn có cụm C-V nằm trong thành phần trạng ngữ.
2. Hoặc bằng những từ có tác dụng nối hoặc không dùng từ nối.
3. – Mình đọc hay tôi đọc.
– Tôi đến chơi nhưng anh ấy lại không ở nhà.
– Chúng tôi mua chứ chúng tôi không xin.
– Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu.
– Ai làm người ấy chịu.
– Hễ anh ấy đến thì tôi cho anh về.
Ghi nhớ: Có hai cách nối các vế câu:
– Dùng những từ có tác dụng nối cụ thể:
+ Nối bằng quan hệ từ.
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ.
+ Nối bằng một cập phó từ hay đại từ thường đi đôi với nhau cặp từ hô ứng).
– Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
III. LUYỆN TẬP
♦ Bài tập 1
Mục đích bài tập này là nhận biết câu ghép và hai cách ghép có dùng từ nối hay không dùng từ nối các vế câu. Học sinh tự làm.
♦ Bài tập 2
a) Vìanh có tài riêng mà tính lại thích tự do, nên anh chẳng chịu làm chuyên cho một rạp nào.
(Nguyễn Công Hoan)
b) Nếu ai cũng làm việc hết mình thì công việc sẽ tiến hành đúng với kế hoạch.
c) Tuy trời mưa lớn nhưng anh ấy vẫn nhất quyết lên đường.
d) Không những cây không ra hoa mà lá cũng khô héo dần.
♦ Bài tập 3
a) – Anh có tài riêng mà tính lại thích tự do nên anh chẳng chịu làm chuyên cho một rạp nào.
– Anh chẳng chịu làm riêng cho một rạp nào vì anh có tài riêng mà tính lại thích tự do.
b) – Ai cũng làm việc hết sức mình thì công việc sẽ hoàn thành đúng kế hoạch.
– Công việc sẽ hoàn thành đúng kế hoạch nếu ai cũng làm việc hết sức mình.
c) – Trời mưa lớn nhưng anh ấy vẫn nhất quyết lên đường.
– Anh ấy vần nhất quyết lên đường dù trời mưa lớn.
♦ Bài tập 4
a) Chúng tôi chưa đến nơi thì xe đã hết xăng.
b) Ăn cây nào rào cây nấy.
c) Chúng ta càng lên cao, chúng ta càng nhìn được xa.
♦ Bài tập 5
Học sinh tự làm.
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bài 17 – Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Bài 17 – Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I Hướng dẫn ♦ PHẦN [...]
Th1
Bài 17 – Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ
Bài 17 – Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ Hướng dẫn Thơ bảy [...]
Th1
Bài 17 – Hai chữ nước nhà (trích)
Bài 17 – Hai chữ nước nhà (trích) Hướng dẫn Trần Tuấn Khải (1895-1983), bút [...]
Th1
Bài 16 – Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt
Bài 16 – Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt Hướng dẫn A. ÔN [...]
Th1
Bài 16 – Muốn làm thằng Cuội
Bài 16 – Muốn làm thằng Cuội Hướng dẫn ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. [...]
Th1
Bài 15 – Thuyết minh về một thể loại văn học
Bài 15 – Thuyết minh về một thể loại văn học Hướng dẫn I. TỪ [...]
Th1