Bài 10 – Nói giảm, nói tránh
Hướng dẫn
I. NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH VÀ TÁC DỤNG CỦA BIỆN PHÁP NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
1. Các phần in đậm trong cả ba câu trích đều đúng trong trường hợp nói đến cái chết. Cách nói như thế là để giảm nhẹ, để tránh đi phần nào sự đau buồn.
2. Tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa là cốt để tránh thô tục.
3. Cách nói thứ hai tế nhị, nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận.
• Ghi nhớ:Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị,uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau, buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiểu lịch sự.
II. LUYỆN TẬP
♦ Bài tập 1
a) Đi nghỉ
b) Chia tay nhau
c) Khiếm thị
d) Có tuổi
e) Đi bước nữa
♦ Bài tập 2
Câu có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh:
a2, b2, c1, d1, e2
♦ Bài tập 3
Bài thơ của anh dở lắm! – Bài thơ của anh chưa được hay lắm
1. Anh lười học quá! –Anh không được siêng năng lắm
2. Hành động của anh xấu. – Hành động của anh không được đẹp.
3. Con người anh nông cạn. – Con người anh chưa được sâu sắc lắm.
4. Anh học còn kém lắm. – Anh cần phải cố gắng học hơn nữa.
5. Lời nói của anh đầy ác ý. – Lời nói của anh thiếu thiện chí.
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bài 17 – Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Bài 17 – Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I Hướng dẫn ♦ PHẦN [...]
Th1
Bài 17 – Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ
Bài 17 – Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ Hướng dẫn Thơ bảy [...]
Th1
Bài 17 – Hai chữ nước nhà (trích)
Bài 17 – Hai chữ nước nhà (trích) Hướng dẫn Trần Tuấn Khải (1895-1983), bút [...]
Th1
Bài 16 – Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt
Bài 16 – Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt Hướng dẫn A. ÔN [...]
Th1
Bài 16 – Muốn làm thằng Cuội
Bài 16 – Muốn làm thằng Cuội Hướng dẫn ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. [...]
Th1
Bài 15 – Thuyết minh về một thể loại văn học
Bài 15 – Thuyết minh về một thể loại văn học Hướng dẫn I. TỪ [...]
Th1