Bắc Sơn (trích hồi bốn)

Bắc Sơn (trích hồi bốn)

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) quêxã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội, có sáng tác trước năm 1945. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học Cách mạng. Ông còn viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Kịch Bắc Sơn được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946, trong không khí sôi sục của những năm đầu của cuộc kháng chiến. Kịch lấy bối cảnh cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940 – 1941), chuyện kịch tập trung vào gia đình cụ Phương, một nông dân người Tày ở Bắc Sơn. Cụ Phương và Sáng – con trai cụ – hăng hái tham gia chiến đấu, còn bà cụ Phương và Thơm – con gái cùng với chồng là Ngọc thì sợ hãi, lẩn tránh. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi bước đầu. Đảng cử ông giáo Thái là cán bộ Đảng đến củng cố phong trào. Quân Pháp do Ngọc dẫn đường chiếm lại được Vũ Lăng, đàn áp dã man quần chúng cách mạng và truy lùng những cán bộ lãnh đạo. Cụ Phương và Sáng bị hi sinh. Trước cái chết của cha và em, lại dần nhận ra bộ mặt phản động của Ngọc, Thơm đau xót, ân hận. Khi Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm, cô đã che giấu và cứu thoát hai người. Biết tin Ngọc dẫn đường cho Pháp lên đánh du kích, Thơm đã luồn rừng báo cho quân ta kịp thời đối phó. Lúc quay về cô gặp Ngọc, bị y bắn, nhưng chính Ngọc lại trúng đạn của quân Pháp và chết.

3. Bắc Sơn là vở kịch năm hồi. Đoạn trích là hai lớp của hồi 4, thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm của Thơm và hành động cứu hai cán bộ cách mạng.

Xem thêm:  Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học

Nguyễn Huy Tưỏng đã xây dựng tình huống làm bộc lộ xung đột cơ bản của vở kịch giữa lực lượng Cách mạng và kẻ thù qua việc diễn biến nội tâm của Thơm – một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ, sợ liên lụy với Cách mạng đến chỗ đứng hắn về phía Cách mạng, che chở và giúp cứu thoát hai cán bộ. Qua đó khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa Cách mạng.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Diễn biến của sự việc trong đoạn trích: Thái, Cửu bị truy lùng chạy nhầm vào nhà Thơm. Thơm bối rối và sợ hãi. Nhung cô quyết tâm che chở cho hai nguời. Ngọc cùng đồng bọn truy lùng hai cán bộ nhưng không tìm đuợc. Chính thời điểm này, Ngọc dần lộ mặt là tay sai cho giặc. Thơm đã che chở và cứu thoát đuợc hai cán bộ cách mạng là Thái và Cửu.

2. Trong đoạn trích, tình huống căng thẳng là Thái, Cửu khi bị giặc đuổi đã chạy nhầm vào nhà Thơm. Thái tin tuởng vào Thơm, trong khi Cửu băn khoăn, lo lắng. Truớc tình hình đó, Thơm đã dứt khoát che chở cho hai cán bộ cách mạng, đúng hắn về phía cách mạng. Tình huống đó cũng làm cho Ngọc bị lộ mặt là kẻ tham gia truy lùng cán bộ, chính Ngọc là Việt gian đang cùng với bọn giặc lùng bắt Thái, Cửu để lĩnh thuởng.

3. Hoàn cảnh của Thơm lúc này là cha và em trai hi sinh, mẹ bỏ đi. Cô chỉ còn nguời thân duy nhất là Ngọc, chồng cô, nhung Thơm đã nghi ngờ chồng. Đột ngột, ông giáo Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm. Cô sợ hãi và bối rối. Nhưng bản chất luơng thiện đã khiến Thơm không tố cáo hai nguời: "Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu". Không những không báo, Thơm còn chủ động giấu hai nguời vào buồng, và chỉ lối cho họ thoát ra. Đốì với Ngọc – chồng cô, Thơm đã hiểu rõ bản chất của chồng. Cô nói to báo cho hai nguời cán bộ biết bọn địch ở phía sau nhà, ở chỗ buồng đi ra. Thơm khôn khéo để Ngọc không nghi ngờ và ra đi cùng đồng bọn.

Xem thêm:  Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Hành động của Thơm chứng tỏ cô đã đứng hẳn về phía cách mạng. Từ chỗ bị động, cô đã chủ động che chở, và cứu thoát Thái, Cửu. Hành động của Thơm chứng tỏ tuy cách mạng bị đàn áp, nhung sức sống của nó vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn tiếp tục ảnh huởng và lôi cuốn cả những nguời vốôn đứng ngoài như Thơm.

4. Tác giả để cho Ngọc bộc lộ bản chất của y qua hành động đi truy lùng các cán bộ cách mạng, trong việc y tính toán tiền thuởng khi bắt đuợc cán bộ, qua việc y định tậu ruộng, chạy hàm cửu phẩm, định trị cho thằng Tốn nào đó đã mua tranh ruộng của y. Ngọc quyết tâm làm tay sai để có tiền, đồng thời anh ta cũng cố tỏ ra chiều vợ. Chính vì thế mà Thơm đã khéo léo đẩy Ngọc đi cùng với đồng bọn, kín đáo báo cho hai cán bộ biết bọn tay sai đứng ở sau nhà, lối đi từ buồng ra. Ngọc là nguời ham tiền, quyết tâm bắt hai cán bô, y còn ngụy biện rằng y không bắt, nguời khác cũng bắt và bắt sớm cho dân đỡ khổ.

Hai nhân vật Thái và Cửu đều lâm vào hoàn cảnh nguy khốn. Trong khi Cửu nóng nảy, xốc nổi, muốn hành động liều lĩnh ngay, hối hận vì đã đưa Thái vào chỗ nguy hiểm (vào nhà vợ Việt gian, chắc là chị ta cũng Việt gian) thì Thái lại hết sức bình tĩnh. Thái tin vào dòng máu nhà cụ Phương. Thái nghe giọng nói biết là Thơm không bao giờ làm việc bán rẻ hai người. Chính nhờ sự tin tưởng tuyệt đối của Thái mà Thơm mới đủ bình tĩnh để cứu họ, đề nghị hai người nói nhỏ, không ra xem xét tình hình và lánh vào buồng.

Xem thêm:  Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Nét nổi bật của Thái và Cửu là bình tĩnh, không sợ chết, với Thái còn là sự nhạy cảm, tin rằng người như Thơm không thể làm điều ác, điều xấu.

5. – Xung đột kịch trong hồi bốn tập trung thể hiện mâu thuẫn đối đầu giữa phía địch mà tiêu biểu là Ngọc và đồng bọn truy bắt các cán bộ cách mạng. Cuộc đối đầu giữa Ngọc với Thái và Cửu. Trong cuộc đối đầu ấy, Thơm đã ngả hắn về phía Thái và Cửu để chống lại Ngọc. Xung đột lại thể hiện trong tâm trạng của Thơm, thúc đẩy tâm trạng nhân vật đi đến bước ngoặt quan trọng.

– Tình huống truyện: éo le, bất ngờ.

– Những đối thoại giữa Thái, Cửu, Thơm ngắn, căng thẳng, thể hiện sự gấp gáp, lo lắng, hồi hộp, bộc lộ được nội tâm và tính cách của nhân vật.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Có thể có nhiều loại kịch dựa trên những tiêu chí phân chia khác nhau. Dựa theo nội dung và tính chất của nội dung có thể chia thành bi kịch, hài kịch, chính kịch. Dựa theo tính chất trình diễn có thể chia thành kịch hát, kịch nói. Dựa trên cách tổ chức ngôn ngữ tác phẩm có thể chia thành kịch hát, kịch thơ, kịch nói. Những loại kịch mà em đã học gồm kịch hát (sân khấu dân gian: kịch hát – chèo Quan Âm Thị Kính), hài kịch (Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục – trích Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e), kịch nói (Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng).